Hỗ trợ trực tuyến
Nội thất Ngọc Minh
THIẾT BỊ KHÍ NÉN
SĐT: ZALO:0948.007.822
Email: yen@ttech.vn
Tin tức nổi bật

Tìm hiểu về 3 phương pháp đo độ cứng thường gặp

Đo độ cứng cho các chi tiết cơ khí là hết sức quan trọng bởi vì nó quyết định đến độ bền, tuổi thọ và khả năng làm việc của chi tiết, dưới đây là 3 phương pháp đo độ cứng cơ bản hiện nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.


may-do-do-cung-sieu-am-de-ban

Phương pháp đo độ cứng Brinell
Đây là phương pháp kiểm tra độ cứng lâu đời, được phát minh bởi Johan August Brinell vào tháng 8 năm 1900. Phương pháp này, độ cứng được xác định bằng cách nhấn một khối cầu bằng thép cứng hoặc cacbit có đường kính D xác định dưới một tải trọng P cho trước, trong khoảng thời gian nhất định, bi thép sẽ lún sâu vào mẫu thử. Trong phương pháp này, trị số độ cứng gọi là HB được xác định bằng áp lực trung bình, biểu thị bằng Newton trên 1 mm2 diện tích mặt cầu do vết lõm để lại, độ cứng Brinell được tính theo công thức:
                                  HB = 2P/ Π.D.(D – sqrt(D2-Di2)
Trong đó :
P – Áp lực ấn vuông góc với mặt mẫu thử và được qui định theo tiêu chuẩn. 
D – Đường kính bi đo (mm) được quy định theo TCVN. (Bảng 1).
Di – Đường kính vết lõm (mm).
Phương pháp này chỉ dùng khi độ cứng vật liệu dưới 450HB, với vật liệu cứng hơn sai số sẽ lớn hơn và nó không phù hợp với đo các vật thể nhỏ.

Phương pháp đo độ cứng Rockwell
Với phương pháp này, một mũi nhọn kim cương có góc ở đỉnh là 1200 và bán kính cong R = 0,2mm hay viên bi thép tôi cứng có đường kính 1/16,1/8,1/4,1/2 inchs được ấn lên bề mặt thử. Độ cứng được xác định bằng cách ta lần lượt tác dụng lên viên bi hoặc mũi kim cương với hai lực ấn nối tiếp. Khi đạt độ cân bằng, thiết bị đo ghi lại giá trị xác định. Tiếp đến, trong khi vẫn duy trì lực tác động tối thiểu, người ta tác động thêm một lực tối đa. Khi đạt được độ cân bằng, thôi tác động lực tối đa nhưng vẫn duy trì lực tác động tối thiểu ban đầu. Khi lực tối đa được thu về, độ sâu vết lõm trên bề mặt vật thử sẽ được phục hồi một phần. Độ sâu vết lõm còn lại được sử dụng để tính toán độ cứng Rockwell.

Phương pháp đo độ cứng Vickers
Được phát minh vào những năm 1924 phương pháp này như là một thay thế cho phương pháp đo Brinell. Các tính toán của phương pháp thử Vicker không phụ thuộc kích cỡ của đầu thử. Đầu thử có thể sử dụng cho mọi loại vật liệu. 
Nếu bạn đang muốn mua máy đo độ cứng hãy gọi ngay cho chúng tôi, chúng tôi cung cấp rất đa dạng các loại máy đo độ cứng như: máy đo độ cứng siêu âm loại để bàn Alpha DURII – BAQ, máy đo độ cứng cầm tay loại bi nảy - Hardtip 2000 – SADT, máy đo độ cứng siêu âm loại cầm tay AlphaDUR mini – BAQ…liên hệ ngay 04.2242 8148 để được báo giá sản phẩm.


Các tin khác: