Hỗ trợ trực tuyến
Nội thất Ngọc Minh
THIẾT BỊ KHÍ NÉN
SĐT: ZALO:0948.007.822
Email: yen@ttech.vn
Tin tức nổi bật

Van an toàn khi sử dụng lò hơi

1. Những nguy cơ mất an toàn

Trong lò hơi có rất nhiều nguy cơ gây mất an toàn, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Chính vì vậy luôn phải sử dụng các van an toàn để đảm bảo an toàn cho lò hơi, giảm thiểu một phần nào đó rủi ro gặp phải.

Van an toàn khi sử dụng lò hơi

Một số tai nạn có thể xảy ra trong lò hơi như:

- Nổ áp lực là do kết cấu lò hơi, vật liệu chế tạo trong lò hơi không đảm bảo an toàn, không kiểm tra định kỳ lò hơi nên không phát  hiện ra tình trạng kết cấu lò hơi không chịu được áp lực hiện tại.

- Gây bỏng do rò rỉ  hơi nước nóng qua các van an toàn, van khóa,  bể ống thủy sáng,  . . .

- Bị điện giật do các thiết bị điện không được lắp đặt đúng kỹ thuật.

- Môi trường ô nhiễm,bụi bản, khói, hơi, làm không khí bí bách, không thông thoáng.

2. Điều kiện kỹ thuật an toàn

Hệ thống lò hơi phải được chế tạo và lắp đặt đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, đồng thời thường xuyên kiểm định để phát hiện sự cố kịp thời.

Việc vận hành thiết bị của lò hơi phải có phòng ban cụ thể quản lý, nhân viên quản lý phải đảm bảo trình độ chuyên môn, có quy trình an toàn kỹ thuật.

Khi lắp đặt thiết bị tại các lò hơi phải phù hợp với các điều kiện cho phép của lò, luôn lắp các van an toàn theo quy định để tránh rủi ro.

Lập lịch định kỳ cho các hoạt động vận hành, bảo dưỡng, tu sửa hệ thống, thiết bị theo đúng quy trình.

Van an toàn

Điều quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lò hơi là lắp đặt đày đủ các thiết bị an toàn sau:

- Van an toàn phải được lắp đặt đúng theo thiết kế, tuyệt đối không được lắp đặt van khóa trên ống lắp van an toàn. Khi lắp đặt đảm bảo diện tích lỗ thoát hơi của van an toàn đúng quy định. Các van an toàn lắp đặt phải đảm bảo về chất lượng, thường xuyên được kiểm tra trong quá trình vận hành. Không được phép tùy tiện thay đổi thông số hoạt động của van an toàn.

- Mỗi thiết bị của hệ thống đều phải lắp đặt áp kế tại các vị trí dễ dàng quan sát nhưng phải tránh va đập từ bên ngoài, đồng thời kiểm tra thiết bị, các van an toàn định kỳ.

- Lắp đặt các ống thủy sáng, ống thủy tối, các van khóa, van an toàn để có thể kiểm tra lượng nước trong lò hơi. Các thiết bị ống thủy tránh va chạm trực tiếp với các lực mạnh, trên các ống thủy có quy định các mức nước cao nhất và thấp nhất phù hợp với lò hơi. Mọi thiết bị này đều phải được kiểm tra thường xuyên đảm bảo chúng hoạt động tốt.

- Thiết bị cấp nước có công suất, lưu lượng phù hợp với hệ thống lò hơi, cung cấp liên tục cho hệ thống hoạt động. Thiết bị cấp nước thường là các bơm công nghiệp, bơm màng, bơn piston… và chúng luôn đi kèm với các van an toàn trong quá trình hoạt động.

Bơm công nghiệp

- Các rơ-le áp suất giúp điều chỉnh áp suất của lò hơi, chống biến dạng các thiết bị lò hơi.

- Van xả đáy có chức năng xả nước và chất cặn bẩn tại các khoang chứa nhằm tăng tuổi thọ của lò hơi.

- Lắp đặt van xả hơi trên các ống thông với khoan hơi để xả hơi nước trong quá trình đốt lò, giúp xử lý sự cố. Đồng thời lắp đặt hệ thống đường ống để thoát hơi ra nơi quy định bên ngoài hệ thống.

Điều kiện đảm bảo an toàn chính là sự thông thoáng, thoát nước tốt, đảm bảo không gian làm việc, được kiểm tra, vệ sinh thiết bị định kỳ.

Trước khi vận hành hệ thống cần phải kiểm tra thiết bị, van an toàn, hệ thống điện, đường ống… của lò hơi.

Để có thể theo dõi được mực nước, áp suất thì các thiết bị van an toàn, đồng hồ áp suất, thủy kế luôn luôn phải sạch sẽ, dễ nhìn.

Khi thiết bị hoạt động phải có người túc trực hệ thống thường xuyên, theo dõi liên tục để có thể phát hiện ngay khi có sự cố xảy ra. Thường xuyên kiểm tra các van xả, áp kế, van an toàn trong qua trình lò hơi hoạt động.

Các tin khác: