Trước hết ta cần biết cảm biến áp suất là một loại chuyển đổi tín hiệu( áp suất --> điện) , thiết bị điện tử dùng để đo áp suất trong các ngành nghề khác nhau, hay trong nhiều ứng dụng thực tế.
Quá trình sử dụng cảm biến áp suất như các loại cảm biến nhiệt độ , nguồn tác động, …áp suất cần đo sẽ tác động tới bộ phận cảm biến, giá trị sẽ được xử lý rồi đưa ra kết quả.
Các chất có thể cần kiểm tra áp suất như : hơi, khí, chất lỏng…
Để có được kết quả cần có bộ phận cảm biến: tiếp nhận tín hiệu xử lý đưa ra kết quả. Theo chức năng sử dụng có nhiều loại cảm biến để chuyển tín hiệu khác nhau : điện dung, điện cảm , điện trở, dòng điện…
Trước khi có kết quả phải qua quá trình xử lý: khi nhận tín hiệu của bộ phận cảm biến, quá trình xử lý sẽ chuyển các tín hiệu sang dạng tín hiệu cần thiết để phục vụ cho việc đưa ra kết quả.
Cách thức hoạt động của từng loại cảm biến áp suất cũng khác nhau dựa theo cấu tạo, nguyên lý , hay dựa theo yêu cầu sử dụng …
Tìm hiểu kỹ vào loại cảm biến áp suất thông dụng nhất là loại áp điện trở
Hoạt động dựa vào sự biến dạng của cấu trúc màng chuyển tín hiệu điện nhờ phần tử áp điện trở.
Lớp màng cảm biến áp suất áp điện trở bị biến dạng uốn cong, áp điện trở đổi giá trị(chính xác nhiều ít dựa vào màng, cấu trúc và kích thước).Loại màng này rất nhạy : có chứ 4 điện trở, song song với màng là 2 cặp điện trở và vuông góc với màng là 2 cặp điện trở .
Điện áp kết quả là 0 nếu áp suất không tác động . Áp suất tác động nếu màng mỏng sẽ biến dạng --> điện trở thay đổi phụ thuộc và độ biến dạng của màng,.
Một loại thông dụng nữa là cảm biến áp suất kiểu tụ: hoạt động dựa vào giá trị của điện dung để xác định kế quả.
Áp suất tác động tới màng biến dạng đẩy hoặc kéo bản cực làm giá trị của tụ biến đổi, qua hệ thống xử lý xác định được kết quả áp suất chính xác cần đo.
Xem thêm : Khái niệm về cờ lê lực trong công nghiệp