Ngày nay ngành công nghiệp ngày càng phát triển, khu công nghiệp nhà máy mọc lên khắp nơi nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích của con người.
Các thiết bị công nghiệp liên quan đến thủy lực, nhiệt và hạt nhân cần phải đo và theo dõi áp suất liên tục, để bảo vệ thiết bị và con người, nếu để áp suất vượt quá giới hạn nó sẽ làm hỏng bình chứa, đường ống thậm chí có thể gây nổ làm thiệt hại đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy việc đo và theo dõi áp suất rất quan trọng.
Áp suất: nguồn áp suất cần kiểm tra có thể là áp suất khí, hơi, chất lỏng …
Cảm biến: là bộ phận nhận tín hiệu từ áp suất và truyền tín hiệu về khối xử lý. Tùy thuộc vào loại cảm biến mà nó chuyển từ tín hiệu cơ của áp suất sang dạng tín hiệu điện trở, điện dung, điện cảm, dòng điện..
Vậy Cảm biến áp suất là gì?
Cảm biến áp suất là một dạng thiết bị dùng để
đo áp suất hay nói cách cụ thể là chuyển đổi từ đại lượng áp suất sang đại lượng điện. Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất cũng gần giống như các loại cảm biến khác là cần nguồn tác động lên cảm biến, cảm biến đưa giá trị về vi xử lý, vi xử lý tín hiệu rồi đưa tín hiệu ra.
Cách chọn cảm biến áp suất phù hợp.
Thực tế nhu cầu đo áp suất rất đa dạng đòi hỏi các cảm biến áp suất cũng phải đáp ứng một cách tốt nhất cho từng trường hợp. Vì vậy các cảm biến áp suất cũng phong phú và đa dạng.
Tùy thuộc mỗi lĩnh vực sẽ chọn cảm biến áp suất phù hợp với lĩnh vực đó nên việc lựa chọn cảm biến áp suất sẽ dễ dàng và tốt hơn nếu chúng ta chú ý tới các câu hỏi sau khi chọn cảm biến áp suất :
- Đo áp suất ở đâu?
- Môi trường làm việc của cảm biến đo áp suất là gì?
- Đo áp suất dương hay áp suất âm?
- Đo áp suất tuyệt đối hay áp suất tương đối hay độ lệch áp suất?
- Đo áp suất của lưu chất gì?
- Độ chính xác của cảm biến áp suất cần là bao nhiêu (sai số cho phép)?
- Áp suất tối đa đo được là bao nhiêu?
- Cấp độ bảo vệ của cảm biến áp suất?
- Tín hiệu ngõ ra của cảm biến áp suất là gì?
Xem Thêm : Sơ Lược về cảm biến nhiệt độ