Cấu tạo bộ hiển thị nhiệt độ
Bộ hiển thị nhiệt độ có cấu tạo tương đối đơn giản và dễ sử dụng, tuy nhiên để đảm bảo có được kết quả chính xác, tránh hỏng thiết bị đo do không sử dụng đúng cách. Bộ hiển thị nhiệt độ bao gồm:
-Màn hình hiển thị quá trình đo, các loại tham số, các giá trị cài đặt, tham số hoạt động thực tế, giá trị đầu vào, đầu ra.
-Các chỉ thị hoạt động như cảnh báo khi thiết bị có vấn đề, các chỉ thị đầu ra.
- Stop hoạt động khi trong quá trình hoạt động của thiết bị bị dừng
- Chế độ điều khiển bằng tay cho phép người sử dụng tùy chỉnh và điều khiển hiển thị của bộ hiển thị nhiệt độ.
- Khóa hoạt động khi chế độ bảo vệ chống thay đổi tham số được kích hoạt.
- Đơn vị đo nhiệt độ của thiết bị là oC và oF
Các bước cài đặt bộ hiển thị nhiệt độ
Bước 1. Thiết lập ban đầu
Đầu tiên, người sử dụng phải cài đặt phần cứng, chọn loại cảm biến đầu vào, chu hiển thị, loại cảnh báo và các cài đặt cho việc hiển thị tham số. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt chuyển đổi các tham số cho phù hợp với nhu cầu, mục đích và môi trường cần đo.
Bước 2. Cài đặt đầu vào
Bộ hiển thị nhiệt độ tương tác với nhiều thiết bị đầu vào như cặp nhiệt, nhiệt điện trở platinum, cảm biến nhiệt độ không tiếp xúc…
Khi cài đặt loại đầu vào cho bộ hiển thị nhiệt độ cần lưu ý chúng phải phù hợp với cảm biến, phải tương ứng với thông số của thiết bị và nhu cầu sử dụng.
Bước 3.Chọn đơn vị nhiệt độ
Bộ hiển thị nhiệt độ cho phép 2 lựa chọn đơn vị nhiệt độ là oC và oF
Ở chế độ mặc định thì cài đặt đơn vị nhiệt độ oC.
Các bạn lưu ý chọn đơn vị khi cài để có thể có được kết quả mong muốn khi đo nhiệt độ.
Bước 4. Lựa chọn phương pháp điều khiển
Bộ hiển thị nhiệt độ hỗ trợ 2 phương pháp điều khiển là điều khiển bằng PID và bằng ON/OFF. Nếu muốn chuyển đổi giữa hai phương pháp thì bạn phải cài đặt ngay từ ban đầu. Nếu không cài đặt thì mặc định là phương pháp điều khiển ON/OFF.
Bước 5. Cài đặt đặc tả đầu ra