Để đo được chiều cao của một người chúng ta có thể thước dây hoặc thước cuộn, để đo được kích thước của các sản phẩm cơ khí chúng ta có thể dùng thước cặp điện tử, thước cặp cơ khí…Nhưng nếu chúng ta muốn đo kích thước và hình dạng của một hành tinh nhỏ thì sao? Chắc chắn chúng ta không thể dùng những thước đo thông thường được. Vậy có cách nào để đo được không? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
Marco Delbo, đã phát biểu về nghiên cứu do ông chỉ đạo: “Kiến thức về kích thước và hình dạng của các hành tinh nhỏ có ý nghĩa quyết định trong việc tìm hiểu làm thế nào, trong giai đoạn đầu của Thái Dương Hệ, bụi và đá hình thành nên những vật thể lớn hơn và làm thế nào những va chạm và bồi đắp đã thay đổi chúng”.
Hình ảnh trực tiếp với ống kính quang học trên kính viễn vọng mặt đất lớn nhất và các kính viễn vọng không gian, hoặc thiết bị rado hiện là những phương pháp thường được sử dụng để tìm hiểu về hành tinh nhỏ. Tuy nhiên, hình ảnh trực tiếp, kể cả với ống kinh quang học, thường chỉ giới hạn đến một trăm hành tinh nhỏ lớn nhất trong vành đai chính, trong thiết bị rada thường bị hạn chế tới những quan sát hành tinh nhỏ nằm gần Trái Đất và va chạm với hành tinh của chúng ta. Vì thế mà Delbo và các đồng nghiệp của ông đã tái dựng một phương pháp mới sử dụng dụng cụ đo giao thoa để phân tích những hành tinh nhỏ có đường kính khoảng 15km nằm tại vành đai hành tinh nhỏ chính, cách 200 km. Điều này tương đương với việc đo kích thước của quả bóng quần vợt ở khoảng cách 1000 km.
Các nhà thiên văn học đã chứng minh phương pháp của mình sử dụng VLTI của ESO, kết hợp ánh sáng của hai kính viễn vọng 8,2m của VLT. Các nhà nghiên cứu áp dụng kỹ thuật này vào vành đai hành tinh nhỏ chính Barbara, để có những thuộc tính khác lạ. Mặc dù nằm rất xa, nhưng những quan sát của VLTI cho thấy vật thể này có hình dạng kỳ lạ. Mô hình khả thi nhất là kết hợp của hai vật thể với mỗi vật thể có kích thước cả một thành phố chính – bán kính 37 và 21 km – tách biệt nhau ít nhất 24km. Nếu Barbara được chứng minh là hai hành tinh nhỏ, điều đó còn có ý nghĩa hơn: bằng cách kết hợp đo đạc đường kính với thông số quỹ đạo, các nhà thiên văn học có thể tính toán số phận của những vật thể này.
Dù cho không thể sử dụng các “
thước đo” thông thường để đo được kích thước của những vật thể “siêu lớn” như các hành tinh nhưng bằng sự tìm tòi, khám phá không ngừng của con người những điều tưởng chừng như không thể làm được cũng có thể làm được.