4 đại lượng đo lường cơ bản chính là nhiệt độ, lưu lượng, áp suất và mức. Đây là những đại lượng quan trọng mà chúng ta cần thường xuyên đo và theo dõi. Trong bài viết này công ty cổ phần Công Nghệ Đỉnh Cao sẽ giới thiệu đến các bạn một loại thiết bị đo nhiệt độ cơ bản – đó chính là cảm biến nhiệt độ.
Cảm biến nhiệt độ là gì?
Cảm biến nhiệt độ là một loại thiết bị giúp đo và giám sát nhiệt độ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nó có thể đo đếm các đại lượng vật lý không điện thành các tín hiệu điện sau đó các bộ phận xử lí trung tâm sẽ thu nhận dạng tín hiệu điện trở hay điện áp đó để xử lí.
Khi cần mua cảm biến nhiệt độ bạn sẽ thấy nó có rất nhiều loại khác nhau, điều này có thể khiến nhiều người cảm thấy bối rối không biết nên chọn loại nào? Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nó chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết về 4 loại cảm biến nhiệt độ thường gặp dưới đây:
1. Điện trở oxit kim loại
- Thường được làm từ hổn hợp các oxid kim loại: mangan, nickel, cobalt…
- Ưu điểm: Bền, giá thành rẻ, dễ chế tạo.
- Khuyết điểm: Dãy tuyến tính hẹp.
- Nguyên lý: Thay đổi điện trở khi nhiệt độ thay đổi.
- Ứng dụng: Làm các chức năng bảo vệ, ép vào cuộn dây động cơ, mạch điện tử.
2. Cặp nhiệt điện
- Ưu điểm: có thể đo được nhiệt độ cao, độ bền tốt.
- Khuyết điểm: độ nhạy không cao, hay bị sai số
- Cấu tạo: Gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, hàn dính một đầu.
- Ứng dụng: Lò nung, luyện kim, giáo dục hay gia công vật liệu…đo nhiệt nhớt máy nén…
- Dải đo: -100 ~ 1800oC tùy thuộc đó là loại cảm biến nhiệt (cặp nhiệt điện) loại E, J, K, R, S, T, B…
3. Nhiệt điện trở
- Cấu tạo của RTD gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Nikel, Platinum,…được quấn tùy theo hình dáng của đầu đo.
- Ưu điểm: độ chính xác cao, dễ sử dụng, chiều dài dây không hạn chế.
- Khuyết điểm: Dải đo bé, giá thành cao
- Ứng dụng: công nghiệp môi trường hay gia công vật liệu, hóa chất
4. Cảm biến nhiệt bán dẫn