Trong các ứng dụng cần đo và giám sát liên quan đến áp suất thì cảm biến áp suất là một thiết bị không thể thiếu.
Cảm biến áp suất là một loại thiết bị điện tử chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện dùng cho các hệ thống tự động vô cùng tiện lợi và hiệu quả.
Về nguyên lý hoạt động nó cũng khá giống với các loại cảm biến nhiệt độ. Khi nguồn tác động (cụ thể là áp suất) tác động vào cảm biến thì cảm biến sẽ đưa giá trị về vi xử lý, vi xử lý sẽ tiếp nhận những tín hiệu đó rồi đưa tín hiệu ra.
Sơ đồ khối cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất cũng chia ra làm nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào loại cảm biến mà nó chuyển từ tín hiệu cơ của áp suất sang dạng tín hiệu điện dung, điện trở, điện cảm, dòng điện … về khối xử lý.
Khối xử lý: nhiệm vụ của nó là tiếp nhận các tính hiệu từ khối cảm biến và thực hiện xử lý để chuyển đổi các tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn.
Để hiểu rõ hơn về nó chúng ta hãy cùng tham khảo thông tin về cảm biến áp suất DP510 nhé
- Khuếch đại mạch nhúng (VDC, mA)
- Tính chính xác: ± 1% FS
- Tính ổn định: Điển hình: 0.5% FS, tối đa: 1% FS
- Dây: 2 Dây điện
- Cung cấp năng lượng: 9 ~ 30VDC
- Burst áp: 3 lần áp lực đánh giá
- Analog Signal Output: 4 ~ 20mA
- Hoạt động: -40 ℃ ~ 125 ℃
- Phạm vi: 0 đến 16bar
- Quá tải áp: 2 lần áp lực đánh giá
- Sự rung: 20G tại 20 đến 200Hz
- Đền bù: -20 ℃ ~ 80 ℃