Trong các lò nung việc dùng can nhiệt để đo nhiệt độ là phương pháp khác phổ biến hiện nay. Chính vì nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của các lò mà các hãng sản xuất cũng thiết kế nhiều loại can nhiệt phù hợp với điều kiện của từng lò nung khác nhau.
Phổ biến hiện nay có các loại can nhiệt như: can nhiệt loại K, PT100, J, T, R, L, E, B... có chất lượng giúp đo nhiệt độ trong nhôm, thép, sắt, gang, đồng, kim loại nóng chảy, môi trường chân không, hóa chất, chua, mặn, lò nung,...
Trong đó, được dùng nhiều nhất là can nhiệt loại K với nhiều ưu điểm là dài đo rộng, cho kết quả chính xác. Dải đo từ 0 - 1100 độ, chia thành 2 loại chính tùy theo đường kính của can nhiệt có đường kính > 8mm và đường kính < 8mm
Can nhiệt đường kính lớn hơn 8 mm
Can nhiệt này cho kết quả chính xác với sai số nhỏ trong thời gian ngắn.
Theo quy định thiết kế thì độ sâu nhỏ nhất của can nhiệt không được phép nhỏ hơn đường kính ngoài 8-10 lần.
Điện trở cách điện > 5 MΩ trong điều kiện nhiệt đọ từ 15 - 35 độ C, độ ẩm < 80%.
Can nhiệt đường kính nhỏ hơn 8 mm
Có khả năng uốn cong, đo nhiệt độ chính xác với sai số chỉ 2,5 độ C.
Chất liệu chính của can nhiệt là nickel chromium triangle-nisiloy giúp rút ngắn thời gian đo nhiệt độ, giảm tối đa sai số của kết quả đo, cso khả năng uốn công nên can nhiệt chịu lực ép tốt, dải đo rộng, cường độ làm việc cao.
Can nhiệt đảm bảo các tiêu chí vận hành : JB/T5582-91, GB/T16839-1997, IEC584, IEC1515.
Trong bất kỳ hệ thống nào, đảm bảo an toàn là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy cách điện luôn là yếu tố được quan tâm đối với mỗi sản phẩm. Có một số loại điện trở cách điện thường dùng kèm theo điều kiện như: Dòng điện áp 500V thì điện trở cách điện lớn hơn 1000MΩ.m trong khoảng cách 1m, nhiệt độ môi trường làm việc là 5 đến 35 độ C và độ ẩm lớn hơn 80%.