Hỗ trợ trực tuyến
Nội thất Ngọc Minh
THIẾT BỊ KHÍ NÉN
SĐT: ZALO:0948.007.822
Email: yen@ttech.vn
Tin tức nổi bật

Các phương pháp và máy đo độ cứng

Cũng như các đại lượng vật lý khác: kích thước, hình dạng, lực, momen…thì độ cứng cũng là một thông số rất cần thiết phải đo trong cơ khí công nghiệp.

may-do-do-cung-nexus-4000

Độ cứng của vật liệu sẽ cho chúng ta biết về độ bền, tính chịu mài mòn, chịu uốn của vật liệu đó vì vậy việc biết đo độ cứng là quan trọng và cần thiết. Chúng ta có nhiều phương pháp để đo được độ cứng như:
+ Phương pháp đo theo kiểu chọc (Vickers, Rockwell, Brinell, Knoop, Poldi): ở phương pháp này để đo được độ cứng cho chi tiết chúng ta thường dùng một đầu thử có độ cứng lớn hơn để chọc vào, vạch lên bề mặt của vật cần đo
+ Phương pháp đo kiểu vạch (Mohs)
+ Phương pháp đo kiểu bật trả (Leeb): Trong phương pháp đo độ cứng theo kiểu bật trả, người ta sử dụng một vật cứng (hợp kim cứng hình cầu hay kim cương hình chóp) được gắn vào đầu của một vật (Impact body) dùng bắn lên bề mặt của vật cần đo. Lực bắn được sinh ra từ sức nén của một lò xo gắn ở phía trên. Khi vật va đập lên bề mặt của vật cần đo thì vật bắn gây ra biến dạng trên bề mặt vật cần đo đồng thời vật bắn bị mất đi một phần tốc độ. Vết biến dạng sinh ra trên bề mặt vật cần đo sẽ tỷ lệ với độ cứng của vật. Vận tốc của vật bắn được xác định theo phương pháp không tiếp xúc.
Hầu hết các loại máy đo độ cứng hiện nay đều ứng dụng một trong 3 phương pháp kể trên. Ví dụ như:
Máy đo độ cứng Innovatest NEXUS 8003B là máy kiểm tra độ cứng Brinell với một phạm vi tải từ 5kgf/49N đến 3000kgf/29kN
Máy đo độ cứng rockwell hiển thị số: ứng dụng phương pháp đo kiểu chọc (Rockwell)
Phương pháp đo kiểu bật trả (Leeb) chúng ta có các loại máy như:
+ Máy đo độ cứng Rocky TH-110
+ Máy đo độ cứng cầm tay loại bi nảy - DynaRock II – BAQ
+ Máy đo độ cứng cầm tay loại bi nảy - Hardtip 2000 – SADT
Ngoài máy đo độ cứng thì chúng tôi còn cung cấp nhiều loại thiết bị khác như: đồng hồ đo nhiệt độ, bàn máp mitutoyo, cờ lê lực tohnichi…

Các tin khác: